Chườm chân bằng đá lạnh, massage chân bằng vòi sen, kê chân lên cao, cử động đôi chân thường xuyên và mang vớ giãn tĩnh mạch là những biện pháp giảm đau đơn giản mà hiệu quả cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch.
Bạn bị suy giãn tĩnh mạch chân, mỏi chân, bạn nên chườm lạnh cho đôi chân của mình. Phương pháp này đơn giản mà có hiệu quả tốt cho việc giảm đau. Bạn chỉ cần bỏ một chai nước lạnh vào ngăn đông tủ lạnh, sau đó láy ra chườm lên chỗ đau hay chỗ tê mỏi. Chườm và massage đôi chân khoảng 15 - 20 phút bạn sẽ thấy những cơn đau buốt giảm dần. Ngoài ra bạn có thể ngâm chân vào nước lạnh và mat xa đôi chân của mình.
Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân, khi tắm có thể dùng vòi sen sịt nước lạnh lên đôi chân, sau đó mát xa nhẹ nhàng từ mắt cá chân lên đến phía đầu gối khoảng 10 phút mỗi ngày. Theo các bác sĩ chuyên khoa điều này rất tốt, nó giúp máu huyết lưu thông về tim tốt hơn, những cơn đau nhức sẽ tan biến.
Khi ngủ, khi nghỉ ngơi, người bị suy giãn tĩnh mạch nên kê chân cao hơn so với mông. Điều đó sẽ giúp hạn chế những cơn đau mỏi, giúp máu huyết lưu thông tốt. Cách tốt nhất kê chân cao hơn mông trong tư thế nằm là tốt nhất.
Để giảm bớt những cơn đau khó chịu, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên tránh đừng hoặc ngồi lâu trong nhiều giờ. Nên thường xuyên di chuyển đôi chân, cử động, xoay chân tay, co duỗi đôi chân, nhón chân nhẹ nhàng,...
Mang vớ giãn tĩnh mạch là biện pháp hàng đầu cho người bệnh, đem vớ y khoa giúp điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, hạn chế tối đa các triệu chứng đau đơn nhức mỏi do bệnh gây ra. Lưu ý mang vớ y khoa phải đúng size và đúng cách mời có hiệu quả tốt.
Người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, ăn nhiều thực phẩm và đồ ăn giàu chất khoáng, chất xơ, vitamin như cải xoong, quả việt quất, bơ, củ dền đỏ,...
Béo phì, cân nặng quá mức là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Bởi vì trọng lượng cơ thể tăng qua mức sẽ gây ra áp lực lên đôi chân. Do đó, để ngăn ngừa bệnh thì cần phải kiểm soát cân nặng, xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn cay nóng, thức uống nhiều ga, cồn… Ngoài ra, dành thời gian, tập luyện thể chất.
Uống không đủ nước sẽ làm cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng bơi nước là chất lượng quan trong giúp thúc đẩy dòng máu lưu thông tốt. Vì thế, nên chú ý uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó có thể uống thêm các loại nước tốt như nước chanh, trái cây…
Đi giày dép thoải mái, rộng và có đế mềm sẽ góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên tránh đi giày cao gót bởi giày quá cao có thể làm suy yếu các van điều chỉnh sự lưu thông máu qua tĩnh mạch, từ đó dễ dẫn đến sự suy giãn và viêm. Vì thế, hạn chế đi giày cao gót là tốt nhất. Nếu có đi thì giày cũng không nên quá 5cm bạn nhé.
Những chiếc quần ôm thời trang hiện nay có thể là nguyên nhân lớn gây ra suy giãn tĩnh mạch ở chân. Bởi những chiếc quần này gây cản trở sự lưu thông máu khiến máu dồn ứ và gây bệnh dễ hơn. Do đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả thì bạn nên hạn chế các loại quần ôm bó sát người. Nếu có mặc cho đẹp dáng thì khi về nhà cần thay ngay để đôi chân được bảo vệ tốt hơn.
Bên trên là một số biện pháp giảm đau cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. voykhoa.com.vn hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn, giúp ích cho quá trình điều trị và đẩy lùi căn bệnh phiền toái này.