Biết được điều này, voykhoa.com.vn muốn gửi đến bạn đọc về cái nhìn tổng quan về bệnh, đồng thời là những biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị một cách an toàn, hiệu quả để bảo vệ trái tim mình.
Bệnh mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị tắc nghẽn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh động mạch vành, bệnh tim mạch vành (BTMV), bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Bệnh được xem là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.
Bệnh mạch vành là loại bệnh xuất hiện khi có một hay nhiều các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở do những mảng bám tích tụ hình thành bên trong mạch máu.
Vốn dĩ các động mạch trong cơ thể rất mềm và có tính đàn hồi nhưng sẽ bị sở cứng và hẹp lại bởi sự xuất hiện của những mảng bám theo thời gian dài. Nguyên nhân hình thành những mảng bám đó chính là cholesterol và một số chất khác bám lên thành mạch đây được gọi là chứng xơ vữa động mạch.
Triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh mạch vành
Tính chất đau: cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói châm, ran, có khi là cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.
Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...)
Đau thường lan tỏa: lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay...
Đau sườn phải là do máu bị ứ đọng ở vùng gan
Khi cơ tim thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày sẽ khiến khả năng co bóp ở tim bị giảm và quá trình bơm máu ở tim sẽ bị gián đoạn không đi khắp cơ thể. Lúc này, máu bị ứ đọng lại tại phổi khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở hay thở gấp, đặc biệt là khi hoạt động quá sức hay do căng thẳng đạt tới đỉnh điểm.
Đối với những người mắc bệnh mạch vành cơ thể luôn thiếu năng lượng và tình trạng lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi thường xuyên xảy ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh mạch vành nhưng người bệnh dễ dàng bỏ qua. Chóng mặt không liên tục xảy ra cũng đi kèm với bệnh lý này cần lưu ý.
Nhịp tim sẽ nhanh và không đều khiến người bệnh cảm thấy như bị đánh trống ngực đi kèm là chóng mặt có khi bị ngất xỉu.
Tác nhân chủ yếu gây nên bệnh mạch vành là do xơ vữa động mạch vành. Hậu quả mà nó đem lại là tim người bệnh bị thiếu máu, không nhận đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động, lúc này dấu hiệu thể hiện ra ngoài là những cơn đau tim, đau thắt ngực.
Không những thế, đối với quá trình sống của chúng ta cũng có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Có 2 loại yếu tố được các nghiên cứu cho rằng nó chính là tác nhân dẫn đến bệnh mạch vành.
Đối với tuổi tác nam trên 50 và nữ trên 55 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành
Nam là đối tượng có nguy cơ cao hơn nữ về bệnh lý tim mạch. Nhưng nữ giới sau mãn kinh lại mắc bệnh mạch vành cao hơn.
Do tiền sử gia đình đã có bệnh từ trước
Bệnh mạch vành xuất hiện ở những người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu,...
Tất cả lối sống của bạn cũng là những nguy cơ làm tăng khả năng của bệnh mạch vành
Ít vận động: Thường xuyên ngồi một chỗ, không tập thể thao sẽ là yếu tố làm tác động đến các bệnh mạch vành
Thói quen hút thuốc lá: chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch không những thế nó sẽ dẫn đến ung thư phổi, ung thư vòm họng,...
Nghiện rượu bia: Lạm dụng chất kích thích gây thiếu máu cục bộ cơ tim và dẫn đến những cơn đau thắt ngực
Để kiểm soát được bệnh và ngăn chặn bệnh mạch vành điều duy nhất bạn có thể làm đó là thay đổi lối sống không lành mạnh thiếu khoa học. Nếu bạn thực hiện tốt điều này bạn sẽ tự phòng tránh bệnh hiệu quả không chỉ làm chậm diễn tiến bệnh mạch vành mà còn đẩy lùi những bệnh lý khác.
Bỏ thói quen hút thuốc lá, cai nghiện nó bằng cách sử dụng kẹo cao su
Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác ảnh hưởng đến tim
Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn những thức ăn chế biến quá nhiều dầu mỡ và thực hiện hạn chế ăn ít muối và ít đường
Rèn luyện thể thao thường xuyên, đi bộ hoặc tập yoga để cải thiện sức khỏe. Nếu bệnh nhân mạch vành cảm thấy tình trạng mình cần có sự cải tiến hơn có thể trao đổi với bác sĩ để lựa chọn cho mình hình thức tập thể dục và cường độ tập luyện phù hợp với bản thân
Chủ động kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo để được điều trị kịp thời liên quan đến bệnh mạch vành, như bệnh đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp,..
Tự xây dựng cho mình lối sống tích cực hơn sống tránh căng thẳng, quản lý thời gian hợp lý, thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học
Bên cạnh đó, có những phương pháp điều trị bệnh mạch vành như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng phương pháp y học hiện đại.