Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mà tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều. Điều đáng nói lại có đến 70% số bệnh nhân không hề biết mình bị mắc cho đến khi bệnh đã chuyển biến sáng giai đoạn nặng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tạo ra gánh nặng điều trị. Do đó, mọi người cần phải lưu ý đến các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trải qua các giai đoạn và có các triệu chứng bệnh khác nhau.
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh,
gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ chuột rút về ban đêm có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành nhất là ở người già, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Chân của bạn có thể đau ở bất cứ chỗ nào, thường đau nhiều ở đầu gối, bắp chân, bắp chuối, đau dọc tĩnh mạch. Một số trường hợp đau ở gót chân, mu bàn chân. Thường đau theo vùng rộng, không đau ở một điểm nào
Tình trạng đau tăng dần từ sáng đến tối, càng về chiều càng đau, đau khi đi nhiều, ngồi nhiều. Luôn có cảm giác nặng chân tức chân, khi đi nhanh mỏi chân, đi không được xa.
Chân thường bị phù ở cổ chân, mu bàn chân, phù chân tăng dần từ sáng đến tối. Sáng dậy không thấy phù, càng đi càng đứng thì càng phù nhiều. Ấn mạnh vào chỗ phù bỏ tay ra sẽ thấy lõm, thường không phù chỗ nào khác ngoài chân. Bệnh nhân chỉ cảm thấy giày dép buổi tối chật hơn buổi sáng.
Đọc thêm: Chân nổi gân xanh có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau dưới da, có thể màu xanh hoặc màu tim, đôi chỗ giống như hình mạng nhện, loằn ngoằn như con giun dưới da. Tĩnh mạch có thể nổi bất cứ chỗ nào thường ở: Bàn chân, bắp chân, đùi...
Thường bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện chứng tê chân. Có thể tê ở bàn chân, bắp chân, phải lúc lắc chân mới thấy dễ chịu. Thỉnh thoảng có cảm giác châm chích, có cảm giác như kiến bò ở chân. Da vùng chân thay đổi màu sắc, chàm chân, loét chân. Da vùng chân, cẳng chân có thể bị tím, đỏ hay xạm đen rất xấu. Thường bị các bác sĩ da liễu chẩn đoán nhầm với chàm cơ địa hay chàm dị ứng.
Có thể bạn quan tâm: Tĩnh mạch là gì? Cảnh báo về bệnh giãn tĩnh mạch
Ngứa xung quanh tĩnh mạch, đặc biệt là vùng mu bàn chân tái đi tái lại. Thường thì bạn nghĩ đó là da liễu chẩn đoán hoặc nhầm với chàm cơ địa hay chàm dị ứng.
Nếu chân bạn tự nhiên nổi điểm đen hay đỏ, lan rộng dần và sau đó loét. Vết loét lâu lành, tái đi tái lại, nếu bạn không bị tiểu đường thì phải nghĩ ngay đến bệnh suy van tĩnh mạch.
Khi mới chớm bệnh, triệu chứng mờ nhạt, lúc có lúc không. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Khi ngủ buổi đêm có dấu hiệu bị chuột rút, ngứa ngáy, như kiến bò trong ống chân.
Lời khuyên: Khi có các dấu hiệu thì mọi người cần rèn luyện thói quen tập luyện các bài tập bổ trợ chân, mang vớ y khoa phòng ngừa, đi khám bác sĩ để chuẩn đoán bệnh kịp thời. Bên cạnh đó lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa nhiều như cam, quýt, bưởi...cũng giúp giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này ở giai đoạn bệnh chưa phát triển.
Xem thêm bài viết: Hơi nóng và những ảnh hưởng đến tĩnh mạch chân
Giai đoạn này các dấu hiệu bắt đầu biểu hiện rõ hơn. Triệu chứng bệnh là chân bạn bị phù, phù ở mắt cá hoặc bàn chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi. Không chỉ vậy, màu sắc da sẽ bị đổi, khác với màu da thường, đen sậm hơn. Lúc này ta sẽ dễ nhận ra vì nó hiện rõ trên da, mất đi tính thẩm mỹ.
Lời khuyên: Ở giai đoạn này cần nhanh chóng đi khám tại các bệnh viện tim mạch, hoặc chuyên khoa liên quan để các bác sỹ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Bạn nên tìm hiểu và sử dụng thêm sản phẩm: Vớ giãn tĩnh mạch
Ở giai đoạn nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm, thường thể hiện rõ nhất ở việc bị lở loét trên chân. Vết loét ngày càng to và sâu, bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ bao quanh. Kèm theo là da sạm và phù.
Lời khuyên: Nếu tình trạng bệnh của bạn đã đến mức độ biến chứng như trên, thì cần nhập viện để các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc và hướng dẫn điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch liên quan nhiều công việc cũng như chế độ dinh dưỡng. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh này là tránh đứng lâu, ngồi nhiều, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc .
Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục như: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…Tốt nhất sử dụng vớ chống giãn tĩnh mạch phòng ngừa bệnh.
Bên trên là một số thông tin về các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.