Chia sẻ kinh nghiệm sơ cứu bong gân chân đúng cách

Cùng voykhoa.com.vn đọc những chia sẻ kinh nghiệm sơ cứu bong gân chân đúng cách bạn nhé!

Dấu hiệu nhận biết

Bong gân là tai nạn rất thường xảy ra trong cuộc sống. Nguyên nhân bị bong gân có thể kể ra: vận động mạnh, chơi thể thao, bị tai nạn, té ngã, đánh nhau, … khiến khớp trật ra khỏi vị trí bình thường.

Trong đó, những dấu hiệu dễ nhận ra nhất khi bong gân là:

Chân bị sưng: Mắt cá chân bị sưng là dấu hiệu dễ thấy nhất khi bong gân. Nếu mắt cá chân bị sưng to và đau thì có thể bạn đã bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

Xác định thời điểm bị thương: Nhớ lại thời điểm bị thương có thể giúp bạn xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, bạn cần nhớ lại có cảm giác bị đứt không? Có tiếng kêu rắc không? …

Bầm tím: Khi bong gân, vùng da xung quanh rất dễ bị bầm tím. Hãy kiểm tra xem bạn có bị bầm tím không?

Đau đớn: Với những chấn thương nặng, cơn đau có thể kéo dài hàng giờ hoặc trầm trọng khi di chuyển hoặc mang vác. Bạn có thể thử bằng cách nhẹ nhàng đặt một phần trọng lượng cơ thể trên mắt cá chân bị thương. Nếu cảm thấy đau, có thể bạn đã bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

Thông thường, bong gân sẽ được chia làm 3 mức độ:

-           Mức độ 1: Rách 1 phần nhỏ dây chằng, có thể phục trong khoảng 1 tuần.

-           Mức độ 2: Dây chằng bị rách nặng hơn, cần 2-3 tháng để hồi phục.

-           Mức độ 3: Dây chằng bị đứt, có thể bị lỏng khớp hoặc trật khớp, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Khi đã chắc chắn mình bị bong gân, dù nặng hay nhẹ, bạn cũng nên đến bác sĩ để chẩn đoán chính xác mức độ bong gân và có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Sơ cứu bong gân thế nào đúng cách

Sơ cứu khi bị thương là một bước vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân giảm cơn đau và tránh gây ra những tổn thương khác. Ngoài ra, sơ cứu đúng còn giúp việc chữa trị sau này trở nên dễ dàng, bệnh nhân mau hồi phục.

Do đó, khi bị bong gân, bạn cần:

- Dừng mọi hoạt động khiến vùng khớp bị tổn thương. Bảo vệ phần bong gân bằng nẹp y tế nếu cảm thấy khớp lỏng lẻo, đau nhiều.

- Chườm lạnh (đá lạnh, khăn, túi chườm) lên vết thương để tiêu sưng sau khi bong gân. Nên chườm nhiều lần, mỗi lần từ 10-20 phút, chườm lạnh càng sớm càng tốt để làm dịu cơn đau, giảm sưng phù.

- Cố định vùng bị bong gân bằng băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neoprene. Nên chọn các loại băng co giãn, bản rộng quấn quanh vùng bị thương, chồng lên nhau ½ - 2/3 bề dày băng. Chú ý, không quấn quá chặt để hạn chế khả năng lưu thông máu, sưng phù ở phần bị tổn thương.

- Nâng cao chi bị bong gân để ngăn và hạn chế sưng. Có thể sử dụng băng treo tay hoặc kê gối dưới chân để tránh mỏi.

Sau khi sơ cứu cơ bản, bạn cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình, … để xác định mức độ nặng nhẹ. Trong trường hợp đau nghiêm trọng, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Cách để giảm đau chân khi phải đứng làm việc quá lâu

Điều trị bong gân thế nào?

Để xác định mức độ tổn thương dây chằng, bạn cần làm các chẩn đoán sau:

 

Chụp X-quang

Chụp X-quang có thể nhìn thấy hình ảnh của tổn thương dây chằng như bong dây chằng, giãn dây chằng, …

 

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Khi nghi ngờ bệnh nhân gặp tổn thương dây chằng mức độ nặng, tổn thương sụn khớp, … các bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI.

Khi đã làm chẩn đoán, xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết luận tổn thương của bạn ở mức 1, 2 hay 3. Thông thường, bong gân hoàn toàn có thể điều trị tại nhà mà không phẫu thuật, kể cả bong gân mức độ nặng. Các bước điều trị bong gần gồm có:

-           Nghỉ ngơi, hạn chế vận động để làm giảm sưng nề.

-           Cố gắng nâng chân lên cao, luyện tập thường xuyên để lấy lại biên độ vận động khớp, tăng sức mạnh cho cơ.

-           Tiếp tục tập luyện, dần thích nghi với sinh hoạt bình thường.

Thông thường, bong gân sẽ tự hồi phục sau 3 tuần với mức độ nhẹ, 6-12 tuần đối với bong gân vừa và nặng.

 

Điều trị bong gân tại nhà

Là một chấn thương rất thường gặp, chúng ta có thể điều trị tại nhà bằng những cách sau:

-           Dành thời gian nghỉ ngơi, không đi lại bằng chân bị thương.

-           Chườm đá hoặc chườm lạnh vào vị trí sưng. Mỗi ngày chườm 3-4 lần, mỗi lần chườm 20-30 phút. Nên chườm qua khăn hoặc túi.

-           Cố định vết thương bằng băng chun.

-           Dùng gối kê cao chân khi ngủ, nên kê cao hơn tim.

-           Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm: ibuprofen, alphachoay...

Rất hiếm trường hợp phải phẫu thuật khi bong gân. Phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp bong gân mức độ nặng, điều trị tại nhà không hiệu quả, biến chứng, … và có thể phẫu thuật nội soi.

 

Thuốc chữa bong gân chân

Trong trường hợp nhẹ, dây chằng bị giãn, bạn có thể dùng băng cố định và áp dụng một số bài thuốc chữa bong gân sau:

Thuốc đắp

Dùng một trong số các lá sau: ngải cứu, thầu dầu tía, bạc thau, chìa vôi, cúc tần, … rửa sạch, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng và đắp vào chỗ bị thương. Khi phần lá đắp khô thì thay bằng phần mới. Bạn nên dùng kết hợp từ 2-3 vị.

Thuốc uống

Thuốc giảm đau, chống viêm: ibuprofen, alphachoay...

Thuốc nam:

-           Tua rễ si (hoặc cành si) chặt khúc, sao vàng, sắc 1 bát đặc, thêm rượu trắng và uống qua ngày.

-           Nghệ vàng cạo vỏ, rửa sạch, thái mỏng, kết hợp cùng lá lốt, cỏ xước sao nóng, cho vào nồi sắc thành thành nước uống, 1 bát chia làm 2 lần.

Trong thời gian điều trị, bạn cần kết hợp xoa bóp, ăn uống để không bị mất cảm giác chân và kích thích tuần hoàn máu.

Xoa bóp:

-           Ngồi bệt xuống sàn, cong chân bị thương, chân không bị thương co gối để ngang dưới đùi chân kia. Dùng hai ngón cái liên tục miết lên huyệt, mỗi huyệt lặp lại 14 lần.

-           Nắm chân xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ và xoay ngược lại. Xoa hai tay vào nhau.

-           Chà xát hai tay cho nóng rồi áp vào vùng bị bệnh, làm trong 3 phút.

Lưu ý, khi trật khớp bạn không nên dùng nước ấm ngâm chân mà nên chờ 24h sau ngâm nước ấm, kết hợp xoa bóp để tăng khả năng tuần hoàn máu.

 

Trường hợp nào cần đến bệnh viện?

Bong gân thường chia làm 3 cấp độ từ nhẹ, vừa cho đến nặng, tương ứng với 3 mức 1, 2, 3. Nếu bị bong gân mức độ nhẹ, bạn chỉ cần sơ cứu, nghỉ ngơi vài ngày.

Tuy nhiên, nếu tổn thương mức độ nặng (2, 3) thì phải cần đi khám bác sĩ vì dây chằng có thể bị đứt hoặc rách. Nếu không chữa trị kịp rất dễ mang thương tật suốt đời.

Cụ thể, những trường hợp như bong gân nặng, dây chằng bị đứt hoàn toàn, bong điểm bám làm khớp lỏng lẻo, không cử động được khớp, sốt hoặc không đỡ thì phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Điều trị bong gân cấp độ 2-3 thường phải bó bột từ 4-6 tuần. Ở cấp độ 3, nếu bị bong gân ở khớp gối, khớp cổ chân thì phải tiến hành khâu tái tạo dây chằng bị đứt, kết hợp nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển trong 6 tuần để bệnh mau hồi phục.

Ngược lại, nếu trường hợp chỉ bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ giãn chứ không bị đứt hoàn toàn, khớp không bị lỏng lẻo thì bạn có thể sơ cứu và điều trị ngay tại nhà bằng cách: chườm đá, đắp thuốc, hạn chế cử động, không di chuyển trên chân bị thương, … và tập luyện thì có thể khoeir trong thời gian tối thiểu 3 tuần.

Để tránh bị bong gân chân, các bạn cần chú ý khởi động kỹ trước khi tập luyện thể dục thể thao, đi giày đúng cỡ, di chuyển cẩn thận, giảm hoặc ngừng chơi thể thao nếu có tình trạng đau khớp.

Nếu để tình trạng bong gân tái đi tái lại nhiều lần thì sẽ dẫn đến bong gân mãn tính, dây chằng sẽ trở nên yếu và ảnh hưởng rất nhiều mỗi khi di chuyển.

Khi đó, cần tránh những hoạt động làm tình trạng trở nên nặng hơn như chơi thể thao, chạy nhảy, đứng trên nền mấp mô. Rất nhiều vận động viên trên thế giới đã phải giải nghệ vì liên tục chấn thương dây chằng.

Gợi ý: Mách Bạn Một Số Cách Bảo Vệ Đôi Chân Để Có Sức Khỏe Tốt

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp