Trường hợp suy giãn tĩnh mạch nhẹ có biểu hiện như mỏi chân, nặng chân, đau nhức, bọp vẻ, phù chân nhẹ,… Vậy thì cách để giảm nhanh chóng các triệu chứng này là nên mang vớ giãn tĩnh mạch ngay từ giai đoạn nhẹ của bệnh để làm giảm đáng kể và nhanh chóng những than phiền của bạn.
Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch nhẹ có thể là: Mỏi chân, nặng chân, đau nhức chân, vọp bẻ, phù chân nhẹ,…
Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch nặng là: Tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch dãn ngoằn ngoèo, phù chân nhiều hoặc ấn không lõm, loét chân, huyết khối tĩnh mạch, viêm da, xơ cứng bì,…
Do bệnh tĩnh mạch tiến triển rất chậm, kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm nên có thể bệnh nhân thích nghi dần với nó. Cảm giác khó chịu có thể chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng hay thậm chí bệnh nhân chỉ đi khám bệnh.
Đọc thêm: Những lưu ý khi sử dụng vớ y khoa
Nếu chỉ uống thuốc khi bệnh còn nhẹ thì có thể làm giảm cảm giác khó chịu (nặng chân, mỏi chân …) nhưng bệnh vẫn tiếp tục nặng thêm đến một lúc nào đó thuốc không có tác dụng nữa do tĩnh mạch bị dãn ngày một nặng hơn.
Do đó nên mang vớ y khoa ngay từ giai đoạn nhẹ của bệnh để làm giảm đáng kể và nhanh chóng những than phiền của bạn. Hơn nữa chỉ có vớ y khoa mới có tác dụng ngăn chặn tiến triển xa hơn của bệnh vì nó làm khép van tĩnh mạch bằng một lực cơ học, điều mà thuốc không thể làm được.
Mang vớ có tác dụng tức thì, có thể thấy rõ hiệu quả vào cuối ngày đầu tiên. Trường hợp nặng hơn thì có thể vài ngày sẽ trở về bình thường. Ngay trong trường hợp này thì cũng làm giảm hẳn các cảm giác đau nhức chân ngay ngày đầu tiên.
Mang vớ vào ban ngày, lúc đi làm, lúc tập thể dục, lúc đi tàu xe, lúc đi máy bay….Nên mang vớ ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi vớ ra trước khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng. Khi nằm, do chân ngang với tim nên không cần mang vớ vì không bị ứ máu.