Công dụng của vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng các van trong lòng tĩnh mạch chân làm cho các van bị hở gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, trong đó thường được áp dụng là mang vớ y khoa (vớ áp lực).

Tác dụng vớ y khoa trong điều trị suy tĩnh mạch

Bệnh suy tĩnh mạch

Với cơ thể bình thường, máu ở hệ tĩnh mạch lưu chuyển từ hai chân về tim theo chiều từ dưới lên, ngược theo chiều của trọng lực dù cơ thể đang ở tư thế đứng nhờ vào hệ thống van trong lòng tĩnh mạch. Khi hệ thống van này bị suy yếu, trong lòng tĩnh mạch xuất hiện dòng máu chảy theo chiều ngược lại (dòng trào ngược), chính dòng trào ngược này gây ra các triệu chứng suy tĩnh mạch chân.

Bệnh nhẹ là: mỏi chân, nặng chân, nhức chân, vọp bẻ, phù chân nhẹ, cảm giác kim châm, và nặng là: tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch dãn ngoằn ngoèo, phù chân nhiều hoặc ấn không lõm, loét chân, huyết khối tĩnh mạch, viêm da,…

Suy giãn tĩnh mạch có nghiêm trọng không?

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể biến chứng nặng nếu không chữa trị kịp thời. Khi tĩnh mạch bị giãn ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim, làm áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch còn gặp ở người béo phì, ít vận động, ăn ít chất xơ, vitamin và lão hóa do tuổi tác.

Tác dụng của vớ trong điều trị suy tĩnh mạch

Vớ y khoa được biết đến với tác dụng tạo ra một áp lực tác động phù hợp lên các tĩnh mạch bị hở giúp chúng khép kín trở lại từ đó cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, hạn chế hình thành huyết khối và làm giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch.
Vớ được đan dệt với kỹ thuật đặc biệt phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim.
Cơ chế hoạt động của vớ rất đơn giản: khi mang vớ có áp lực phù hợp các van tĩnh mạch vốn bị hư hại sẽ khép kín trở lại nhờ đó phục hồi được chức năng hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, giảm các triệu chứng như phù, nhức, đau và đề phòng được hình thành huyết khối.
Người bệnh suy tĩnh mạch trong giai đoạn khởi đầu nên kết hợp dùng vớ áp lực với điều trị bằng thuốc hoặc chích xơ hay phẫu thuật. Giai đoạn về sau, hoặc khi dùng trong dự phòng hay khi có tái phát thì bệnh nhân nhiều khi chỉ cần mang vớ áp lực là đủ.
tác dụng của vớ y khoa
Vớ áp lực có thể giúp đề phòng biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu nhất là trong hoàn cảnh phải bất động kéo dài, sau mổ lớn, chấn thương nặng, mang thai và mấy tháng đầu sau sinh hay khi đi du lịch đường dài.

Nếu đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi, cần mang vớ áp lực ít nhất là một năm để đề phòng hình thành các cục máu mới, giảm phù và đau chân.

Vớ áp lực cũng giúp cải thiện dòng máu sau các can thiệp điều trị bệnh tĩnh mạch và có thể giúp đề phòng cũng như chữa khỏi các loét chi do bệnh tĩnh mạch.

Thông dụng nhất là vớ dạng gối và vớ đùi. Việc lựa chọn vớ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và lan rộng đến đâu, cần một áp lực như thế nào để không bị ứ đọng máu ở chân.

Áp lực của vớ được tính bằng đơn vị mmHg. Các vớ cường độ thấp (10-20 mmHg) thường dùng để đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu cho các phụ nữ có nguy cơ thấp, hoặc để điều trị các giãn tĩnh mạch mạng nhện và phù do suy tĩnh mạch mạn tính nhẹ. Các vớ mạnh hơn (20-50 mmHg hay lớn hơn) có thể cần đến khi bạn đã bị huyết khối tĩnh mạch sâu hay có nguy cơ cao, hoặc khi bạn bị bệnh tĩnh mạch mạn tính nặng.
 

Tác dụng của vớ y khoa Relaxsan

Với tiến bộ của y học hiện đại có nhiều cách để điều trị suy tĩnh mạch. Trong đó, sử dụng vớ điều trị suy tĩnh mạch được xem là phương pháp đơn giản và mang lại hiệu quả.

Bằng cách tạo áp lực bóp chân nhờ đó các van tĩnh mạch bị hở được khép kín, loại bỏ dòng máu trào ngược là nguyên nhân gây triệu chứng bệnh.

Mang vớ có thể điều trị bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Bệnh nhẹ mang vớ áp lực thấp (CcI-I). Nếu bị quá nặng mang loại có áp lực cao hơn (CcI-II, CcI-III). Nếu chỉ có cảm giác nặng chân hoặc mỏi chân về chiều mà không có bất kỳ biểu hiện gì có thể mang vớ phòng ngừa áp lực thấp hơn dành riêng cho người có tĩnh mạch khỏe mạnh.

 

MUA NGAY

Vớ điều trị suy tĩnh mạch RelaxSan® Medicale

Vớ được sản xuất theo tiêu chuẩn Medical Devices châu Âu và chứng nhận EC.

Vớ y khoa RelaxSan đủ áp lực để điều trị và duy trì áp lực trong thời gian dài, chất liệu loại sợi chất lượng, độ bền lâu, không kích ứng da, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

MUA NGAY

Bạn cũng có thể phòng tránh bệnh bằng cách sử dụng vớ phòng ngừa suy tĩnh mạch dùng riêng cho người có tĩnh mạch khỏe mạnh, chưa bị suy tĩnh mạch, người ngồi lâu trên máy bay, tàu xe, phù hợp với người làm việc văn phòng, ít vận động hoặc làm việc đứng hoặc ngồi lâu.


MUA NGAY

Bên cạnh đó, mang vớ còn có tác dụng bảo vệ và giữ bàn chân được khỏe mạnh, đặc biệt là những người có đôi chân nhảy cảm và người mắc bệnh tiểu đường.

Dòng vớ RelaxSan® Diabetics là loại vớ dành cho người bệnh tiểu đường và người có chân nhạy cảm. Vớ có độ ôm sát vào chân, không tạo áp lực, đảm bảo lưu thông máu. Chất liệu sợi dệt đặc biệt có khả năng kháng khuẩn chống mùi, khô thoáng, ngăn ngừa bệnh nấm chân.

Vớ dành cho người tiểu đường và cho người có đôi chân đặc biệt nhạy cảm

(*)RelaxSan là thương hiệu nổi tiếng “ made in Italy” với các sản phẩm vớ y khoa và sản phẩm tạo dáng cơ thể.

Sản phẩm định hình tạo dáng cơ thể gồm các dạng quần áo chỉnh hình có tác dụng cố định vóc dáng hình thể, làm thon gọn các vùng cơ thể như ngực, bụng, eo và mông. Thiết kế phù hợp với cơ thể trong cả khi chuyển động nhờ có độ đàn hồi cao. Chất liệu vải mềm mịn, thoáng khí, giữ làn da luôn được khỏe mạnh.

XEM NGAY 

Cách chọn vớ giãn tĩnh mạch chân

Vớ y khoa được xem là phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả và có thể điều trị bất cứ giai đoạn nào của suy giãn tĩnh mạch.

Nếu bệnh nhẹ thì có thể mang vớ áp lực thấp, bệnh nặng thì mang vớ áp lực cao hơn.

Đối với những trường hợp chưa mắc bệnh này thì vẫn có thể mang vớ áp lực thấp để phòng ngừa. Đó là loại vớ dành riêng cho người có tĩnh mạch khỏe. Tuy nhiên khi mua sản phẩm thì cần lưu ý đến mức áp lực và vòng chân cho phù hợp. Nếu mang vớ quá rộng hoặc quá chật thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Mặc khác, chất liệu vớ cũng như độ dày mỏng cũng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh thoải mái khi dụng.

Những điều cần lưu ý khi mang vớ

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức áp lực vớ cho phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu mang quá lỏng sẽ không phòng ngừa được huyết khối hoặc quá chặt làm ngăn cản dòng máu lưu thông. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi cơ thể có sự thay đổi về cân nặng hay thay đổi tình trạng phù nên đổi vớ kích thước khác.

Bạn nên mang vớ suốt ngày, mọi ngày và bỏ ra vào ban đêm. Trong thời gian đầu chưa quen với việc mang vớ, bạn có thể mang trong ít giờ và sau đó tăng dần về sau.

Thường xuyên kiểm tra xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và có thể dẫn đến nguy cơ huyết khối.

Nên thay vớ sau khoảng từ 3-6 sử dụng. Chú ý quy cách giặt máy, tốt nhất là nên giặt tay để đảm bảo độ bền sử dụng.

Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì bạn cần đến gặp bác sĩ điều trị để được kiểm tra và điều trị chính xác.
Kết hợp việc mang vớ người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị đơn giản như: thay đổi thói quen hàng ngày, nên đi dép mềm, gót thấp nhất là chị em phụ nữ, không mặc quần áo chật, có chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên… Nếu kết hợp nhuần nhuyễn những biện pháp trên sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.
Vớ Y Khoa Relaxsan mong rằng qua bài viết trên bạn đã có kiến thức cơ bản về vớ y khoa để sử dụng ngay tại nhà!
Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp