Đau gót chân là một triệu chứng phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là tuổi trung niên.
Đau gót chân phát sinh chủ yếu do phần xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm lớp đệm gót, viêm gân gót, suy tĩnh mạch, suy thận, lưu thông máu kém, … hoặc một số nguyên nhân khác.
Bệnh thường bắt đầu với những cơn chân nhẹ. Nếu chủ quan không được chữa trị kịp thời, cơn đau sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn.
Bệnh tuy không nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân và có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không chữa trị triệt để.
Xem thêm bài viết: Chia sẻ kinh nghiệm sơ cứu bong gân chân đúng cách
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh đau gót chân, mọi người nên giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân, béo phì tạo áp lực lên chân.
Khi tập thể dục nên khởi động kỹ, đi giày đế mềm, hạn chế giày cao gót hoặc giày không đúng kích cỡ. Nếu gặp các triệu chứng đau gót chân phải đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Gan bàn chân là lớp đệm dày giống như cao su nằm bên dưới xương chân. Phần da gan bàn chân rất dày và mạnh mẽ, có thể chịu được sự cọ xát và trầy xước trong các hoạt động hàng ngày.
Gan bàn chân giúp chân nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể suốt cả ngày để chúng ta có thể đi, đứng, chạy, nhảy, … Do đó, khi bị đau gan bàn chân, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh sẽ lập tức bị ảnh hưởng.
Những cơn đau buốt, đau âm ỉ ở lòng bàn chân, nhất là vào sáng sớm ngay khi ngủ dậy là những triệu chứng thường thấy nhất của bệnh đau gan bàn chân.
Các cơn đau có thể suy giảm nếu chịu khó đi lại nhiều, trong trường hợp nặng, các cơn đau xuất hiện kể cả khi đi lại. Đôi khi cơn đau có thể kéo dài đến ngón chân, gây sưng hoặc bầm tím.
Nguyên nhân gây ra đau gan bàn chân thường do các chấn thương, chân bị áp lực khi đi lại hoặc phải đứng trong một thời gian dài làm chân bị kéo căng. Ngoài ra, đi giày không đúng kích thước cũng có thể làm đau gan bàn chân.
Bệnh thường phổ biến trong độ tuổi từ 40-60, tỷ lệ xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Những người làm nghề vận động viên hay công việc phải chạy nhiều có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, người thừa cân, béo phì cũng dễ bị đau gan bàn chân.
Gợi ý đọc thêm: Cách để giảm đau chân khi phải đứng làm việc quá lâu
Chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể, do đó, những triệu chứng bất thường của bàn chân là dấu hiệu cho thấy sức khỏe cơ thể đang bị ảnh hưởng. Nếu có những triệu chứng sau, phải lập tức đi khám bác sĩ.
Tình trạng đau dữ dội ở vùng bàn chân khi đi lại nhiều có thể là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh, ví dụ như bệnh tiểu đường. Cảm giác đau chân xảy ra do các mạch máu hoạt động không thuận lợi.
Nếu bệnh nặng, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Khi đó, dù người bệnh dù không đi lại cảm thấy đau. Nếu những cơn đau kéo dài liên tục, đau suốt đêm không ngủ được thì bạn đi khám ngay lập tức.
Một số căn bệnh có thể gây tổn thương dây thần kinh bàn chân, biểu hiện qua những cơn đau trong thời gian dài, có thể kèm theo ngứa, dị ứng hoặc trầy xước.
Đau bàn chân có thể đi kèm với những triệu chứng khác như: dễ mệt mỏi, mờ mắt, hay đói, khá nước, giảm cân đột ngột không rõ lý do.
Khi gặp những dấu hiệu bất thường, bạn không nên ủ bệnh mà phải chủ động đi khám để tránh bệnh trở nặng.
Chuột rút ở bàn chân xảy ra khi chân bị căng cơ đột ngột hoặc cơ thể bị mất nước. Nếu thường xuyên bị chuột rút, tức là bạn đang thiếu Mg, Ca, K, … Do đó, bạn cần bổ sung những vi chất trên bằng các loại thực phẩm.
Khi bị chuột rút, bạn nên uốn cong chân, massage vùng chân bị đau hoặc chườm khăn lạnh để khắc phục tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm: Mách Bạn Một Số Cách Bảo Vệ Đôi Chân Để Có Sức Khỏe Tốt
Đau khớp chân là biểu hiện của tình trạng thoái hóa (lão hóa) nói chung. Đây là tiến trình tự nhiên khi cơ thể bắt đầu có tuổi. Tình trạng này không thể chữa khỏi nhưng người bệnh hoàn toàn cải thiện được.
Bình thường, ở giữa các khớp có một lớp xương sụn và dịch khớp. Lớp xương sụn này có tác dụng làm đệm, bôi trơn giúp các khớp cử động dễ dàng.
Khi các khớp xương thoái hóa, sụn cũng trở nên xù xì, xơ cứng, … hoặc có thể tạo ra các chất gây viêm, làm khớp đau, sưng, … làm giảm khả năng vận động.
Đau khớp chân không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày. Nếu để bệnh kéo dài, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như tê liệt chi, mất cảm giác tay chân, … dẫn đến sinh hoạt, làm việc khó khăn.
Tình trạng đau khớp chân ngày càng trẻ hóa và tập trung nhiều ở đối tượng dân văn phòng. Để khắc phục bệnh, mọi người cần chú ý nghỉ ngơi đúng lúc, uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, không ngồi quá lâu mà nên đứng lên đi lại, tập những bài tập nhẹ nhàng.
Khớp cổ chân là bộ phận phải chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, những hoạt động mạnh như chạy, nhảy, chơi thể thao, tập luyện, vận động mạnh, … đều có khả năng làm tổn thương cổ chân, gây ra viêm, sưng, đau nhức kéo dài, …
Đau khớp cổ chân không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà còn ở cả người trẻ tuổi. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như giảm khả năng đi lại hoặc gây tàn phế. Rất nhiều người vì chủ quan, xem nhẹ bệnh mà phải hối hận về sau.
Nguyên nhân đau khớp cổ chân có thể do chấn thương, gout, cân nặng, lối sống, … Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng kết hợp với điều trị qua bác sĩ.
Đau nhức bắp chân là tình trạng bắp chân nhức mỏi, nặng chân, đau phần bắp thịt chứ không phải xương khớp. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường là cuối ngày.
Một số nguyên nhân gây đau bắp chân có thể kể ra như suy giãn tĩnh mạch, tổn thương thần kinh ngoại biên, động mạch, xơ vữa động mạch, viêm nội mạc động mạch, …
Ngoài ra, khí hậu lạnh, ẩm, ăn uống thiếu chất, sử dụng chất kích thích, … cũng là điều kiện thuận lợi làm cho bệnh phát triển.
Đối tượng hay mắc bệnh nhất đó là những người ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi một chỗ trong suốt thời gian dài như nhân viên công sở, giáo viên, công nhân, … hoặc những người phải ngồi xếp bằng thường xuyên như các nhà sư.
Để khắc phục đau bắp chân, bạn có thể đeo vớ y khoa, bỏ các thói quen xấu, tập thể dục mỗi ngày, … Tình trạng đau nhức sẽ giảm đi rõ rệt.
Xem thêm sản phẩm vớ y khoa hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch