Giãn tĩnh mạch thai kỳ không chỉ ở chân

Mang thai kà một trong những yếu tố nguy cơ lớn của chứng giãn tĩnh mạch, lượng máu tăng lên trong lúc mang thai, đồng thời giảm máu chảy từ chân về khung chậu, điều này làm tăng phần áp lực lên tĩnh mạch chi dưới, nồng độ hormone progestin cao hơn làm cho những mạch máu giãn nhiều hơn, góp phần làm giãn tĩnh mạch. Cùng voykhoa.com.vn xem qua  bài viết sau đây bạn nhé!

Suy giãn tĩnh mạch lúc thai kỳ

Theo các bác sĩ chuyên môn, mang thai là một trong những yếu tố nguy cơ lớn của chứng giãn tĩnh mạch. Lúc mang thai lượng máu tăng lên, đồng thời giảm máu từ chân về khung chậu. Điều này làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chi dưới. Nồng độ hormon progetin cao hơn làm cho các mạch máu giãn nhiều hơn, góp phần làm giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai không chỉ ở chân mà còn ở âm hộ. Chúng có thể nhỏ nhưng đủ để nhận thất, âm hộ có thể nhức và sưng, thai phụ cảm giác khó chịu khi ngồi xuống.

Giản tĩnh mạch thai kỳ ở âm hộ là gì?

 

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ không chỉ xảy ra ở chân mà có thể xảy ra ở âm hộ, chúng có thể nhưng đủ để nhận thấy. Âm hộ có thể nhức và sưng, thai phụ cảm thấy khó chịu ngồi xuống, một trong những bệnh nhân của tôi đã mô ta cảm giác lúc đó như đang ngồi trên thuyền 2 thân vậy.

Xem thêm bài viết: Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch ở bà bầu

Trĩ là những mạch máu sưng viêm ở hậu môn và trực tràng dưới, cũng là 1 dạng giãn tĩnh mạch chi dưới, những yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh trĩ bao gồm mang thai và chứng táo bón vì vậy thai nghén hay táo bón có thể làm khởi phát bệnh trĩ.

Một số bài tập phòng ngừa suy giản tĩnh mạch trong thời gian thai kỳ

Bạn không thể kiểm soát được tiền sử gia đình liên quan đến giãn tĩnh mạch hay sự thay đổi trong lưu thông máu hoặc nồng độ hormone trong lúc mang thai. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng từng bước sau đây để giúp phòng tránh hay giảm những tác động của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Đây là những bước nên thử:

Nâng cao chân

nâng chân cao hơn tim có thể giúp gia tăng lưu thông máu về tim, hãy cho đôi chân được nghĩ ngơi khi có thể. Bạn có thể kê một chiếc gối cứng giữa nệm và tấm lót nệm ở chân giường để nâng cao chân khi ngủ.

Thay đổi tư thế

Nếu bạn hay phải đứng lâu thì nên thường xuyên ngồi xuống nghỉ, còn nếu bạn hay phải ngồi nhiều thì thường xuyên đứng lên đi lại giúp máu lưu thông.

Đọc thêm bài viết: Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch có dấu hiệu gì?

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân nhiều trong thời gian ngắn làm tăng ấp lực lên tĩnh mạch chân.

Những sản phẩm hỗ trợ

Thử mặc vớ quần hay với đùi hỗ trợ, đôi khi với gối và vớ thường có thể quá bó chật, nếu bị đau nhức âm hộ thì nên mặc quần hỗ trợ.

Ngăn ngừa táo bón

Để phòng tránh bệnh trĩ nên uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây bổ sung thêm những chất xơ vào chế độ ăn uống, nếu cần tư vấn bác sĩ để dùng thuốc làm mềm phân.

Kiên nhẫn cũng là điều quan trọng, giãn tĩnh mạch trong thai kỳ thường biến mất trong vòng vài tháng đến 1 năm sau sinh, khi những mạch máu và hormone của bạn phục hồi về trạng thái bình thường, trong lúc đợi phục hồi thì hãy trao đổi về chứng giãn tĩnh mạch với bác sĩ.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp