Máu là một tổ chức di động được cấu tạo từ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Máu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, có chức năng vận chuyển, nuôi dưỡng, bảo vệ, điều hòa, … nhằm duy trì sự sống cho cơ thể. Cụ thể là:
Máu mang oxy, chất dinh dưỡng đính trên hồng cầu đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, máu còn vận chuyển acid amin, chất béo, glucose từ thành ruột non đi đến tế bào và các tổ chức khác.
Bạch cầu trong máu có nhiệm vụ cầm máu, làm lành vết thương. Ngoài ra, máu còn kháng thể và độc tố giúp bảo vệ cơ thể.
Máu có chức năng điều hòa cơ thể vì chứa các hormone có khả năng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác.
Mao mạch là những mạch máu và mạch bạch huyết siêu nhỏ, là một phần cấu tạo nên hệ mạch máu cùng với động mạch và tĩnh mạch. Mao mạch có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 5 - 10 µm, thành dày 0,5 µm, mảnh hơn một sợi tóc.
Thành mao mạch được cấu tạo từ các tế bào nội mô, bao xung quanh là các màng đáy. Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi nước, CO2, O2, chất dinh dưỡng, chất thải của các mô xung quanh.
Mao mạch bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch. Bạch huyết có chức năng cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo và bảo vệ cơ thể.
Các mao mạch bạch huyết gần như có ở khắp nơi trong cơ thể ngoại trừ những mô không tưới máu như sụn, biểu bì, giác mạc, tủy, dây thần kinh trung ương.
Mao mạch bạch huyết gần giống mao mạch máu, chỉ khác ở điểm mao mạch máu có nhiều hồng cầu và ít tiểu cầu. Các biểu mô ở mao mạch bạch huyết hoạt động như một cái van để giữ dịch thể không bị trôi ngược ra ngoài.
Tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể thiếu hồng cầu, cụ thể là thiếu sắt để sản xuất hemoglobin tạo ra máu nghèo O2 và dinh dưỡng.
Chính vì vậy, nếu cơ thể thiếu máu, chúng ta cần chú trọng bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt, cụ thể là:
Hồng cầu hay còn gọi là tế bào máu đỏ, có hình cầu, dẹt ở giữa. Trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố hemoglobin, chính nhờ phân tử này mà hồng cầu có thể liên kết với O2 và mang O2 đi khắp các tế bào. Do đó, vận chuyển khí là một trong những chức năng quan trọng nhất của hồng cầu.
Ngoài chức năng vận chuyển khí, hồng cầu còn giúp cân bằng môi trường acid – bazơ trong máu. Do Hb của hồng cầu trong máu có tính đệm, khi kết hợp với K+ hoặc Na+ sẽ tạo ra muối kiềm. Nhờ tính đệm của Hb mà pH trong máu được điều chỉnh.
Hồng cầu còn tạo ra độ nhớt cho máu, nhờ độ nhớt mà máu có thể di chuyển dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tuần hoàn và trao đổi chất. Khi độ nhớt của máu thay đổi, quá trình trao đổi chất của tế bào có thể bị rối loạn.
Hồng cầu còn là yếu tố để xác định nhóm máu. Nhờ kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, rất nhiều nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất là nhóm máu ABO.
Huyết tương là chất lỏng có màu vàng nhạt, được cấu thành từ 90% nước và 10% là các chất như: protein, glucose, hormone, sắt, oxy, nito, enzym, vitamin, ... Huyết tương là một thành phần quan trọng nhất của máu, huyết tương chiếm tới 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể.
Huyết tương có vai trò cực kỳ quan trọng, bao gồm: vận chuyển, tạo chất keo, bảo vệ và cấm máu. Chức năng vận chuyển thể hiện ở việc đưa các chất hữu cơ và vô cơ trong máu đi khắp cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất.
Chức năng tạo keo giúp giữ nước trong thành mạch máu, không cho thoát ra ngoài gây phù gan hoặc chi, khả năng tạo keo của huyết tương còn giúp kháng khuẩn và tăng hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại.
Chính vì sự quan trọng của mình, nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý như máu kém đông, thiếu tiểu cầu, … thì sẽ được chỉ định truyền huyết tương để quá trình tuần hoàn máu diễn ra ổn định.
Có thể bản quan tâm: Cấu tạo hình thành hệ vận động của con người
Mạch máu trong cơ thể người là một hệ thống kín, được cấu thành từ các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó, động mạch có chức năng đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể.
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất nằm ở gần tim, từ động mạch chủ phân thành những động mạch nhỏ đi đến khắp cơ quan, các động mạch lại có những tiểu động mạch nối với các mô. Hệ thống động mạch giúp phân phối máu theo nhu cầu của các bộ phận.
Mao mạch là những mạch máu siêu nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch. Mao mạch là nơi diễn ra sự trao đổi nước, CO2, O2 và chất dinh dưỡng. Mao mạch có tổng diện tích khoảng 500-700m2 và có hơn 10 tỷ mao mạch.
Máu giàu dinh dưỡng sau khi đi khắp động mạch và mao mạch để trao đổi chất sẽ vòng ngược quay trở về tim bằng hệ thống tĩnh mạch.
Máu trong tĩnh mạch là máu nghèo dinh dưỡng, tĩnh mạch ở các chi, các chi dưới, đặc biệt là tĩnh mạch chân có các van để máu không đi ngược lại.
Theo nghiên cưu của bác sĩ lee Tắc mạch máu chân là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây hoại tử hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Tắc mạch máu chân có thể xảy ra do xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch hoặc hình thành huyết khối tĩnh mạch chân.
Tắc mạch máu chân là căn bệnh nguy hiểm vì không có nhiều triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi chân có cảm giác đau, khó khăn khi đi lại thì mạch máu đã bị tắc nghẽn từ 60 – 70% và sẽ còn trở nặng nếu không chữa trị kịp thời.
Tắc mạch máu chân gây ra những cơn đau, khiến việc đi lại của người bệnh gặp khó khăn. Trường hợp nặng còn gây ra viêm nhiễm, hoại tử, … bắt buộc phải tháo rời chi.
Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ phải tiến hành khai thông mạch máu bằng những phương pháp khác nhau, đồng thời người bệnh cần phải kết hợp với việc tập luyện và ăn uống để nâng cao kết quả điều trị.