Thông thường khi bị đau nhức chân do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra, mọi người thường làm nóng chân, ngâm chân nước nóng hoặc thoa dầu nóng để giảm đau. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai lầm, nó khiến cho bệnh thêm nặng hơn. Tại sao vậy ? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng dầu nóng, ngâm chân nước nóng... để giảm đau suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn sai lầm. Bởi những tác nhân nóng càng làm cho tình trạng bệnh của tĩnh mạch thêm trầm trọng. Bởi vì những tác động nhiệt sẽ làm cho mạch máu giãn nở và làm giảm khả năng vận chuyển máu hồi lưu về tim. Do đó người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần phải thận trọng với hơi nóng.
Sau khi tám xong nước nóng, người bệnh nên xối chân lại bằng nước lạnh, khi đó nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu về tim dễ dàng hơn.
.
Đọc thêm: Chân nổi gân xanh có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch
Nắng nóng không hề tốt cho tĩnh mạch. Do đó nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên chọn nơi có bóng mát. Với những trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với mặt trời, sau đó nên ngâm chân bằng nước lạnh.
Thỉnh thoảng bạn có thể đi tắm hơi, ngâm mình nước nóng để thư giãn, tuy nhiên sau đó bạn nên xối chân lại bằng nước lạnh hoặc gác chân lên cao.
Tránh đi bộ với chân trần (không mang giày dép). Khi làm bất cứ việc gì tiếp xúc với nóng như đi chân trần, phải lưu ý không để quá lâu, và nên xối chân lại bằng nước ngay sau đó để làm mát da. Tránh mặc quần sọt đi ngoài nắng. Nên mặc quần dài để che nắng không trực tiếp chiếu vào chân.
Gợi ý xem thêm sản phẩm: Vớ giãn tĩnh mạch
Khi bị đau chân do suy giãn tĩnh mạch, bạn nên ngâm chân bằng nước lạnh và mát xa đôi chân của mình để có hiệu quả trong việc điều trị.
Bên trên là một số lưu ý về hơi nóng và những ảnh hưởng đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.
Lời khuyên cho bạn : Để kiểm soát tốt các vấn đề về tĩnh mạch chân, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với nóng. Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện đều đặn, thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh và đi Tất y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Giải đáp thắc mắc: 5 dấu hiệu cảnh bảo bạn bị suy van tĩnh mạch chân