Tĩnh mạch bị suy giãn có thể bị vỡ khi áp lực thành mạch cao hoặc khi va chạm, cọ xát bề mặt da. Tình trạng này thường xảy ra sau lúc tắm. Cùng voykhoa.com.vn tìm hiểu cách xử lý và điều trị phù hợp bạn nhé!
Bệnh nhân có thể gọi cấp cứu ngay sau khi vỡ tĩnh mạch đó là cách an toàn nếu bản thân hoặc người nhà không biết phải làm gì. Tuy nhiên trong lúc cần thiết người bệnh cũng nên biết cách xử lý tình huống tại chỗ như sau:
Lấy khăn mềm hoặc gạc đặt ngay trên những vị trí chảy máu để duy trì áp lực dòng chảy
Nằm ngay trên sàn, nâng chân lên cao hơn mức tim, có thể đặt chân lên đồn kê, ghế ngồi hoặc thậm chí là bệ xí trong nhà vệ sinh, tùy từng vị trí xảy ra sự cố. Cố gắng thư giãn. Sau khoảng 30 phút kiểm tra lại tĩnh mạch còn chảy máu không và lưu ý chỉ đứng dậy khi máu đã ngưng chảy hoàn toàn.
Dù máu đã ngừng chảy vẫn cần giữ khăn nén vào tĩnh mạch cho đến khi gặp bác sĩ điều trị.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện phương pháp điều trị xơ hóa ngay vị trí tĩnh mạch bị vỡ để ngăn tình trạng lặp lại những đợt chảy máu. Sau đó tùy theo thực tế khám, siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá những tĩnh mạch bị bệnh để có cách điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm: Vớ giãn tĩnh mạch đối với bệnh giãn tĩnh mạch
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mạn tính thường gặp, bệnh nhân không nên xem nhẹ những biến chứng và nguy cơ vỡ tĩnh mạch. Chảy máu tĩnh mạch có thể rất nghiêm trọng do sự mất máu nhiều khiến bệnh nhân mất ý thức và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi có dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch như đau chân, mỏi chân, chuột rút, chân phù nề hay da nổi gân xanh thì người bệnh nên đến bệnh viện hoặc những phòng khám để được điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ xem xét đến khả năng xảy ra tình huống chảy máu do những tĩnh mạch giãn bị vỡ để từ có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Bài viết liên quan: Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giảm đau như thế nào?