Mỗi ngày bước ra đường, hoạt động, làm việc, đôi chân luôn đồng hành cùng bạn. Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhoài, đôi chân bạn cũng nằm nghỉ. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi, đôi chân đã được chúng ta quan tâm đúng cách chưa? Đừng để đôi chân mệt mỏi, hãy tham khảo ngay những bệnh về chân thường gặp và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây.
Mỗi bàn chân của con người thường có 42 cơ, 26 xương, 33 khớp, 50 dây chằng và gân, được hình thành từ các mô sợi liên kết, giúp cho các cơ quan được chuyển động nhẹ nhàng. Ít ai biết bàn chân là sự tiến hóa diệu kỳ của tạo hóa, bởi chúng có thể chịu đựng được hàng trăm tấn lực.
Thực ra, bàn chân phải đối diện với nhiều căn bệnh lạ như sau:
Những vi khuẩn nấm nhỏ có thể xâm nhập vào ngón chân ở vết nức hoặc gãy ở móng chân. Bệnh khiến móng dày, đổi màu và giòn hơn. Bệnh thường xuất hiện ở những người thường đi bơi nhiều và chân tiết mồ hôi nhiều. Thông thường, bệnh sẽ không tự hồi phục và có thể gây khó khăn trong lúc điều trị.
Bạn có thể dùng kem thoa nấm để trị các vết thương này.
Thông thường, khi bạn mang giày không vừa, bạn sẽ có nguy cơ bị mụn nước. Mụn nước là một túi da phồng, chứa nước, thường gây đau và cản trở hoạt động di chuyển của bạn. Bạn không nên chọc thủng nó. Bạn nên vệ sinh da kỹ càng, dùng cây kim (may đồ) đã khử trùng và mở một góc mụn ở gần lòng bàn chân nhất. Sau đó, bạn để dịch bên trong chảy ra, thoa thuốc mỡ kháng sinh lên và dùng băng gạc lại.
Va chạm xương ở ngón chân cái khiến chúng đưa về phía trước nhiều hơn so với các ngón còn lại. Nó khiến các xương chân lệch ra khỏi các khớp và gây đau đớn. Bướu Bunion có thể gây bệnh chai bàn chân. Bạn nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, chèn lót giày, mang giày thoải mái thay vì sử dụng giày cao gót.
Dạng viêm khớp gây đau, sưng đỏ và cứng đau đột ngột. Gout ảnh hưởng đến các khớp lớn của ngón chân cái. Đặc biệt, nó cũng gây tổn thương bàn chân, mắt cá chân và đầu gối. Bệnh xuất hiện khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric. Thời gian hình thành bệnh có thể vài ngày hoặc vài tuần tùy cấp độ. Bạn có thể điều trị bệnh này bằng thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm UA.
Người mắc bệnh này sẽ xuất hiện mụn cóc quanh lòng bàn chân. Bệnh xuất hiện khi virus xâm nhập vào vùng da nứt nẻ hoặc trầy xước. Chúng lây lan khi bạn chạm vào da người bệnh hoặc tiếp xúc với hồ bơi công cộng. Bạn có thể trị bệnh này bằng cách thoa thuốc hoặc đến bác sĩ thăm khám.
Khi các ngón chân quanh khớp ngón chân bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng, có thể gây đau đớn. Bệnh biến dạng ngón chân thường làm cho các ngón chân thứ hai, thứ ba, thứ tư bị biến dạng, uốn cong xuống tại phần khớp giữa. Bệnh này có thể do di truyền, hoặc do mang giày quá chật, hoặc từng gặp chấn thương trong quá khứ.
Móng chân mọc ngược dẫn đến móng chân đâm sâu vào da, gây đau đớn, sưng đỏ và nhiễm trùng ngón chân. Bạn có thể mắc bệnh khi cắt móng chân quá sát, không cắt dứt khoát, bị thương ở móng chân và mang giày quá chật. Trong trường hợp nhẹ, bạn nên ngâm chân nước ấm, để móng chân sạch, tìm thêm miếng bông gòn dưới góc móng, khiến móng dần mọc lại.
Trên đây là những bệnh về chân bạn có thể mắc phải, voykhoa.com.vn hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.