Ở những giai đoạn đầu nếu không điều trị đúng cách hoặc không điều trị thì bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ ngày cảng nặng hơn. Bệnh tiến triển chậm và có cảm giác không nguy hiểm và công việc vẫn làm bình thường. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nên mọi người vẫn chọn cách là sống chung với bệnh. voykhoa.com.vn khuyên bạn nên lưu ý với những biểu hiện sau đây và nên gặp bác sĩ ngay để tìm cách khắc phục khi bệnh còn nhẹ!
Giãn tĩnh mạch gồm có 3 loại giãn tĩnh mạch 3 loại giãn tĩnh mạch là giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, thường gặp nhất là tĩnh mạch nông.
Ngoài giãn tĩnh mạch chi dưới phổ biến thì còn có suy giãn tĩnh mạch ở tay, giãn tĩnh mạch ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể như: giãn tĩnh mạch gan gặp trong xơ gan, giãn tĩnh mạch lách gặp trong cường lách, giãn tĩnh mạch mạc treo ruột thường là bẩm sinh...
Vì lầm tưởng với những căn bệnh khác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch từ lành tính trở nên biến chứng. Về mặt triệu chứng, suy giãn tĩnh mạch khá giống với một số bệnh khác như đau mỏi cơ, loãng xương, thiếu canxi dẫn đến quan điểm lệch lạc về phương thức chữa trị. Nhiều biến trường hợp đã bị biến chứng nặng nề vì không hiểu đúng về bệnh.
Các chuyên gia đánh giá, điểm báo động về căn bệnh này là có đến hơn 70% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh, chủ quan không đi khám, không điều trị hoặc điều trị không đúng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Có 3 loại biến chứng mà bệnh suy van tĩnh mạch chân gây ra đó là huyết khối, xuất huyết và loét chân. Những biến chững náy rất khó điều trị.
Nếu dòng máu chảy về tim bị yếu, tức là tốc độ dòng chảy của máu sẽ bị chậm lại thì nguy cơ của việc hình thành cục máu đông (gọi là huyết khối) trên thành mạch sẽ rất cao, nhất là tại mặt trên của những van tĩnh mạch, làm tắc tĩnh mạch, ngăn dòng máu chảy về tim. Triệu chứng đầu tiên là phù chi dưới có thể kèm theo nóng da phần dưới chỗ tắc, đau và cảm giác nặng chân.
Nếu khi gặp điều kiện thuận lợi như đứng lâu, ngồi nhiều… cục máu đông sẽ trôi đi theo dòng máu và chảy về tim rồi di chuyển theo dòng máu đến những cơ quan trong cơ thể. Nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp thì rất dễ gây tắc nghẽn. Nếu cục máu đông đi về phổi hoặc gây tắc động mạch phổi thì có thể dẫn đến tử vong trong vòng chỉ vài phút nếu không được chuẩn đoán và điều trị đúng lúc.
Khi các tĩnh mạch dãn to đến một mức độ bào sẽ bị vỡ ra nếu bị chấn thương hoặc chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Rối loạn biến dưỡng ở da nhiều ngày sẽ khiến chàm nám, thâm đen, tăng sắc số và loét chân do ứ đọng.
Vì nghèo oxy trong tĩnh mạch không được chuyển đi, sự trao đổi chất dinh dưỡng và những chất thải bị ngưng trệ nên dinh dưỡng cho da bị giảm đáng kể nhất là tại những vùng da sát xương. Điều này làm cho những tế bào bị hư hại nghiêm trọng và mô bị chết.
Do đó, những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét và nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, lở loét da diện rộng... Để có thể chữa lành được những vết thương này thì cần phải giải quyết tận gốc sự ứ đọng máu ở chân.
Khi bị nhiễm khuẩn da nếu gặp phải một số vi khuẩn như tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh thì rất nguy hiểm, vì chúng kháng lại nhiều loại kháng sinh rất khó khăn cho điều trị. Thậm chí có thể mắc nhiễm khuẩn máu, một bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh đó một số biến chứng phổ biến khác : phù chân và đau chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống.
Muốn điều trị có kết quả, phải phát hiện sớm bệnh khi mà suy tĩnh mạch còn ở giai đoạn 1-2, việc phát hiện ra bệnh sớm, không chỉ hoàn toàn dựa vào người thầy thuốc mà mỗi người trong chúng ta phải tự mình tìm hiểu cơ thể mình để xem có bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không.
Những triệu chứng sớm của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thường
Những người có những triệu chứng như vậy thì nên đi khác những bác sĩ về chuyên khoa về tĩnh mạch học để được cho làm siêu âm Doppler màu tĩnh mạch, vì đây là một xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh cơ bản cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Theo đó, các bác sĩ chuyên môn khuyên rằng, để hạn chế những rủi ro bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra, bạn nên có biện pháp phóng ngừa và điều trị bệnh kịp thời. Cách tối ưu để phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này là xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực vận động thể chất, sinh hoạt khoa học và sử dụng vớ giãn tĩnh mạch khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Trên đây là một số thông tin voykhoa.com.vn chia sẻ về biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.