Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bên cạnh những dấu hiệu như làm nổi gân, nổi mạch máu li ti, ngứa ngáy khó chịu, nó còn gây ra một số cơn đau. Do đó bạn có thể phát hiện được bệnh qua những cơn đau chân, vì đau chân do suy giãn tĩnh mạch khác so với bệnh đau chân khác. Cùng voykhoa.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể phát hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch qua các cơn đau chân, bởi đau chân do giãn tĩnh mạch khác so với những cơn đau chân thông thường.
Người bị suy van tĩnh mạch chân thường rất ít cảm thấy những cơn đau thực sự, họ thường có cảm giác nhức mỏi, căng tức, ê ẩm, nặng nề, tê rần... Những cảm giác này rõ rệt hơn vào lúc chiều tối, khi đứng hoặc ngồi lâu, đồng thời giảm bớt vào buổi sáng hay sau khi nghỉ ngơi, khi hai chân được đưa lên cao hơn với phần mông.
Bên cạnh những cơn đau trên, người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch thường có thêm các triệu chứng đi kèm như chuột rút về đêm, sưng phù vùng mắt cá nhân, chân thường xuyên bỏng rát, xuất hiện các đường gân xanh ngoằn nghoèo trên bề mặt da.
Do không thực sự cảm nhận được các cơn đau nên người bị suy giãn tĩnh mạch thường lầm tưởng về những bệnh xương khớp nên thường bỏ qua, không biết mình bị mắc bệnh. Bệnh nhân khi mắc bệnh luôn có cảm giác bứt rứt, nặng nề, khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Tuy nhiên, mặc dù những cơn đau của người bệnh suy giãn tĩnh mạch không rõ rệt nhưng người bệnh luôn có cảm giác bứt rứt, nặng nề, khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh.
Do chủ quan, người bị suy giãn tĩnh mạch chân thường bỏ qua các triệu chứng, không điều trị sớm, các cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng. Nặng hơn, bệnh để lâu ngày sẽ xuất hiện những biến chứng phức tạp, khó điều trị dẫn đến tình tràng chân tay bị viêm loét, xuất hiện máu đông trong lòng tĩnh mạch, rất nguy hiểm.
Một số thông tin chia sẻ về cách nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch qua các cơn đau. Các bạn nên lưu ý để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh. Cách tốt nhất với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, có dấu hiệu mắc bệnh nên sử dụng tất giãn tĩnh mạch phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân.