Giãn tĩnh mạch tay hay gân xanh là một bệnh lý mãn tính. Bệnh này không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch chân xong chúng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến đôi tay trở lên gân guốc, ốm yếu với nhiều mạch máu xanh,... Trong nội dung bài viết dưới đây voykhoa.com.vn xin chia sẻ thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch tay, các bạn cùng tham khảo.
Suy van tĩnh mạch tay biểu hiện rõ rệt ở phần mu bàn tay với các tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo nhìn thấy rõ dưới bề mặt da. Suy giãn tĩnh mạch ở tay không gây nặng nề, đau đỡn, cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như suy giãn tĩnh mạch chân nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến cho người bệnh mặc cảm, tự tin và ngại giao tiếp.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch tay thường do tổn thương chức năng liên kết thành mạch máu và tổn thương những lá van trong lòng thành mạch. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác là do cơ địa, thói quen thường ngày khiến mạch máu kém lưu thông và chế độ ăn uống cũng như luyện tập hằng ngày...
Đối với tĩnh mạch trong lòng bàn tay có rất nhiều loại khác nhau. Vùng tĩnh mạch lớn gần ngón cái có gân xanh là dấu hiệu nhắc nhở bệnh đau lưng, thấp khớp. Nếu ở sọc đơn phía cổ tay hoặc vòng cổ tay là các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, dịch tiết âm đạo có vấn đề hay một số bệnh tương tự. Không những thế, một số tĩnh mạch cụ thể trong lòng bàn tay còn nhắc nhở con người về các căn bệnh khác như: đau tim, buồn nôn, mất ngủ, các vấn đề về gan và mật, khô miệng,…
Để điều trị bệnh này, mọi người thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp điều trị phổ biến.
Các thuốc làm bền thành mạch có chứa: Flavonoid, Rutin, Hesperidin, Diosmin..
Các vớ y khoa này tạo lực co bóp giúp thắng lại áp lực dòng máu lên thành mạch.
Giãn tĩnh mạch tay không gây biến chứng nên ít được chú ý, thường việc can thiệp phẫu thuật chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ.
Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, uống đủ nước,
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày (bơi lội rất tốt cho các vấn đề về mạch máu)
Không tắm nước nóng hoặc tắm nắng nhiều (chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm khi mặt trời mới mọc, sau khoảng 7h thì việc tắm nắng không nên thực hiện, lúc này các tia UV sẽ phá hủy làn da cũng như cấu trúc liên kết của cơ thể)
Một số thông tin chia sẻ về bệnh suy giãn tĩnh mạch tay cũng như cách điều trị. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.