Tĩnh mạch là gì? Cảnh báo về bệnh giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch, còn được gọi là ven, là các mạch máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các mao mạch có hàm lượng oxy thấp đến tim. Đôi khi các vấn đề về tĩnh mạch có thể xảy ra, thường là do cục máu đông hoặc khuyết tật tĩnh mạch.

Tĩnh mạch có thể được chia thành bốn loại chính: phổi, hệ thống, bề mặt và tĩnh mạch sâu.

Các tĩnh mạch phổi mang máu có oxy từ phổi đến tâm nhĩ trái của tim.

Hệ thống tĩnh mạch mang máu thiếu oxy từ phần còn lại của cơ thể đến tâm nhĩ phải của tim.

Các tĩnh mạch bề ngoài nằm gần bề mặt da và không gần động mạch tương ứng.

Các tĩnh mạch sâu nằm sâu trong mô cơ và thường nằm gần động mạch cùng tên.

Xem thêm các sản phẩm: Vớ y khoa

Cấu tạo tĩnh mạch

Tĩnh mạch là một mạng lưới nằm trong mao mạch, khi không có dung lượng (vd: máu) tĩnh mạch sẽ xẹp xuống, khi có dung lượng, tĩnh mạch phồng lên thành dạng ống. Cấu tạo của tĩnh mạch gồm 3 lớp: lớp áo trong, lớp áo giữa và lớp áo ngoài.

Lớp áo trong là lớp tế bào nội mô kém phát triển, không có màng ngăn chun trong, các tĩnh mạch có kích cỡ trung bình trở nên bên trong có những van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược.

Lóp áo giữa có kích thước mỏng hơn lớp áo giữa của động mạch, được cấu tạo từ các sợi cơ trơn hướng vòng, ít sợi chun và collagen.

Đọc thêm: Hơi nóng và những ảnh hưởng đến tĩnh mạch chân

cau tao cua tinh mach

Lớp áo ngoài được cấu tạo chủ yếu từ collagen, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cơ vòng.

Ba lớp của tĩnh mạch mỏng và dễ giãn hơn động mạch. Do đó, tĩnh mạch có thể chứa một lượng máu lớn với điều kiện áp lực bên trong thay đổi ít.

Tĩnh mạch có thiết diện lớn, tổng thiết diện của hệ tĩnh mạch lớn hơn động mạch. Thiết diện càng về tim càng lớn. Bên cạnh một động mạch lớn thường có hai tĩnh mạch đi kèm.

Tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa màu nghèo dinh dưỡng về trở lại tim, do đó, tĩnh mạch ở các chi (phần nằm xa tim nhất) trong lớp áo trong các tế bào bội mạc nhô ra thành hình bán nguyệt đối diện nhau có chức năng co bóp để đẩy máu đi về một hướng mà người ta hay gọi là van tĩnh mạch.

Van tĩnh mạch chỉ có ở tĩnh mạch chi. Các tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch tạng, tĩnh mạch não không có van. Khác với sự cố định của động mạch, tĩnh mạch có thể dịch chuyển theo biến động cơ thể.

Xem thêm bài viết: Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần phải biết

Chức năng của tĩnh mạch

Chức năng chính của tĩnh mạch đó là đưa máu nghèo oxy và dinh dưỡng quay trở lại tim.

Một vòng tuần hoàn máu bắt đầu bằng việc máu được bơm từ tim và đưa qua tâm thất trái, từ đây máu sẽ được động mạch đưa đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Ở các vị huyết quản, máu nhả O2 và nhận CO2.

Số máu xấu này sau đó đi theo tĩnh mạch để trở về tim, qua tâm nhĩ phải, tâm thất phải và đến hai lá phổi. Máu từ phổi đổ dồn vào tâm nhĩ trái, qua tâm thất trái và hoàn thành một vòng tuần hoàn.

Tĩnh mạch có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Ngoài chức năng vận chuyển, tĩnh mạch còn điều hỏa nhiệt độ cơ thể và lưu trư máu. Khi thời tiết nóng lên, tĩnh mạch sẽ hút thêm máu giúp làm mát da.

Hệ thống tĩnh mạch nằm sát da có thể quan sát bằng mắt thường gọi là tĩnh mạch nông. Các tĩnh mạch xuyên sau đó giúp đưa máu di chuyển vào tĩnh mạch sâu. Các cơ trong cơ thể thực hiện hoạt động bơm để vận chuyển máu từ tĩnh mạch sâu trở về tim.

Qua điều trên có thể thấy, tĩnh mạch chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể vận động liên tục. Nếu đứng yên một chỗ quá lâu, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy ngược theo sức hút trọng lực. Đó là lúc cần đến van tim để tĩnh mạch hoạt động.

chuc nang cua tinh mach

Tĩnh mạch màu gì?

Thông qua da, chúng ta có thể thấy tĩnh mạch thường có màu xanh, xanh dương, xanh tím, rất ít khi có màu đỏ. Tuy nhiên, bản thân tĩnh mạch không có màu xanh. Màu sắc tĩnh mạch được quan sát là do 4 yếu tố

Sự tương tác của ánh sáng và da: Ánh sáng đi xuyên qua da, bị hấp thu và phát ngược trở lại. Việc này xảy ra hàng nghìn lần trong chớp mắt. Tĩnh mạch phát xạ ra ánh sáng màu xanh và chỉ một ít lượng màu đỏ. Đó là lí do chúng tá hay thấy tĩnh mạch có màu xanh

Lượng oxy trong máu: Oxy được mang đi khắp cơ thể nhờ hồng cầu, dưới tác động của môi trường xung quanh, các phân tử oxy có thể rời khỏi hồng cầu làm máu có màu thẫm. Máu chạy trong tĩnh mạch lại là máu nghèo oxy nhất nên chúng ta thường thấy tĩnh mạch có màu xanh.

Do tĩnh mạch: Các tĩnh mạch nông nằm sát ngay dưới da thường có sắc đỏ, các tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu nằm sâu hơn dần dần pha màu xanh. Trong khi đa số các tĩnh mạch đều nằm sâu dưới da nên tĩnh mạch thường có màu xanh.

Não bộ: Khi thu nhận thông tin từ võng mạc để xử lý. Màu đỏ tím đặt cạnh đỏ có thể chuyển biến thành màu tím xanh. Do đó, sự tương phản của màu da cũng ảnh hưởng đến màu sắc tĩnh mạch quan sát được.

Hệ thống tĩnh mạch

Hệ thống tĩnh mạch

 

Tĩnh mạch là một hệ thống mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Tĩnh mạch lớn nhất nằm ở gần tim và từ từ nhỏ dần khi đi xa.

Hệ thống tĩnh mạch xa nhất là hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Hệ thống này bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu.

 

Tĩnh mạch nông nằm ngay sát da, tĩnh mạch sâu nằm trong khoang cơ chí dưỡi và tĩnh mạch xuyên nối tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu.

90% lượng máu chảy về tim do các tĩnh mạch sâu, 10% còn lại do tĩnh mạch nông đảm nhận. Tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên khi bị hư hỏng hoặc cắt bỏ không làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu ở chi dưới. Máu từ các tĩnh mạch đó sẽ vận chuyển sang con đường khác trong hệ thống tĩnh mạch dày đặc. Tiếp tục dẫn máu về hệ thống tĩnh mạch sâu.

tinh mach la gi

Tĩnh mạch phổi

Phổi là bộ phận có chức năng chính là trao đổi khí. Đem khí O2 đi qua tĩnh mạch và đẩy CO2 ra ngoài qua động mạch. Phổi còn có một số chức năng khác như lọc máu, trao đổi chất, chuyển hóa chất, …

Nguy cơ bệnh thuyên tắc phổi xảy ra do huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là một biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị tổn thương, một số van không hoạt động khiến máu chảy ngược, qua lâu ngày, ở các van bị hỏng hình thành những khối máu đông, theo lực hút di chuyển qua tĩnh mạch xuyên xuống tĩnh mạch sâu. Những huyết khối theo dòng máu chảy ngược lên tim, đi vào phổi, làm phổi bị tắc và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao.

chua tinh mach

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

 

Bình thường, động mạch nhận nhiệm vụ đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể, còn tĩnh mạch thì dẫn máu đen quay trở về tim từ các mô. Để làm được điều này, các tĩnh mạch sẽ phải chống lại trọng lực.

Bộ phận nhận nhiệm vụ này là các van, các van giúp máu đi về một hướng, nhờ các van, sự co thắt ở cơ chân và đàn hồi của tĩnh mạch, máu từ các mô sẽ được di chuyển về tim một cách nhẹ nhàng mà không bị chảy ngược lại.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, các van gặp phải trục trặc khiến cho dòng máu chảy ngược lại. Các tĩnh mạch vì thế bị gia tăng áp lực, kết quả phần máu đen bị ứ đọng ở vùng thấp nhất là chân.

suy gian tinh mach

Mạch máu bị phình, làm lộ những tia tĩnh mạch nhỏ xanh đỏ hoặc đường máu ngoằn ngèo có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó chính là hiện tượng giãn tĩnh mạch chân.

Vào giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân rất mờ nhạt, thường bị hiểu nhầm thành đau chân, tê chân do ngồi lâu. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể đi kèm với cảm giác nặng chân, chuột rút về đêm, phù chân khi đi hay đứng, … Những tĩnh mạch nổi lên thành từng búi hoặc giãn ra trông như mạng nhện trên bắp chân và đùi.

  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Chân sạm màu
  • Loét dinh dưỡng ở cẳng chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh lành tính nhưng không thể tự chữa khỏi, thường tiến triển qua từng giai đoạn. Ở mức độ nhẹ, giãn tĩnh mạch sẽ làm chân đau, phù, mỏi, chuột rút.

Ở mức độ vừa, vùng chân dưới sẽ bị đổi màu da, chàm da, gây cảm giác nặng chân, đau nhức. Ở mức độ cuối, bệnh sẽ gây ra tình trạng viêm sưng nặng, làm bệnh nhân đi lại khó khăn, nếu biến chứng còn có thể làm loét chân, cắt bỏ chi.

Vớ Y Khoa Relaxsan hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn hiểu biết hơn về tĩnh mạch cũng như các căn bệnh về tĩnh mạch!

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp