Trị gót chân nứt nẻ bằng những loại thảo mộc tự nhiên

Gót chân nứt nẻ khiến bạn đau đớn mỗi khi mang giày hay mất tự tin khi xuất hiện trước mọi người. Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để điều trị vết nứt nẻ này không? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.

Trị nứt nẻ bàn chân

Cách trị gót chân nứt nẻ bằng những loại thảo mộc tự nhiên. (Ảnh: Internet).

Gót chân nứt nẻ do đâu?

Hiện tượng nứt nẻ gót chân thường xảy ra khi một phần da của gót chân mất tính đàn hồi và dần chết đi. Tình trạng nứt gót chân sẽ gây ra đau nhức, chảy máu, khi thời tiết thay đổi, hanh khô, … cản trở việc đi lại, sinh hoạt thường xuyên của bạn. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng gót chân nứt nẻ này:

- Da gót chân bị khô, thường xuyên phải chịu áp lực lớn chẳng hạn như công việc phải di chuyển nhiều, đứng quá lâu…
- Do môi trường làm việc có sử dụng chất xà phòng tẩy rửa mạnh, tắm nước quá nóng hoặc ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc sấy bàn chân ở nhiệt độ quá cao…
- Gót chân bị nứt do một số bệnh như suy giáp, vảy nến, viêm da, bệnh tiểu đường…
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp của làn da của bạn đấy. Nếu sử dụng thực phẩm quá khô, cay, nóng sẽ khiến cơ thể bị khô ráp, thiếu nước, khiến cho làn da không đủ tiếp ứng nước nên khô ráp, nứt nẻ hơn.
- Có thể bạn đang mắc chứng bệnh lý ngoài da: Bạn bị viêm da, viêm tuyến giáp hoặc vảy nến cũng là nguyên nhân gây nứt nẻ chân.

Cách điều trị gót chân nứt nẻ hiệu quả

Vệ sinh gót chân sạch sẽ: Việc đầu tiên để điều trị gót chân nứt nẻ là vệ sinh sạch sẽ gót chân sau mỗi ngày làm việc về. Lưu ý rằng bạn không nên vệ sinh gót chân bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa quá mạnh, bởi việc này sẽ làm cho gót chân bị nứt nẻ đau đớn nhiều hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để làm sạch những bụi bám ở gót chân và đôi bàn chân.

Bôi thuốc: Nếu vết thương nặng, hãy bôi thuốc để vết nứt không lan rộng và gây đau. Nếu vết nứt nhỏ, bạn có thể sử dụng một số loại thảo mộc tự nhiên để điều trị vết nứt nẻ.

Ngò tây

Một loại rau có hình dạng tương tự như ngò, nhưng lại giàu chất collagen, vitamin C và vitamin K. Những thành phần này giúp phục hồi, tái tạo tế bào, tăng cường độ đàn hồi cho da chân. Nói ngò tây là một vị cứu tinh của đôi bàn chân nứt nẻ quả không sai.

Cách thực hiện:

- Cắt nhỏ 10 -12 nhánh rau ngò bỏ vào ấm nước sôi.
- Ngâm đôi bàn chân trong 20-30 phút.

Chanh

Những vết nứt của đôi bàn chân sẽ dần tan biến nếu bạn thường xuyên sử dụng chanh. Bởi chanh có chất khử trùng, chống viêm và chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe làn da và làm dịu tình trạng da kích ứng.

chanh trị gót chân nứt nẻ

Chanh giúp tăng cường sức khỏe làn da và làm dịu tình trạng kích ứng da. (Ảnh: Internet).

Cách thực hiện:

- Cắt đôi quả chanh, vắt bớt nước và chỉ dùng vỏ chanh.
- Đặt nửa quả chanh vào gót chân và mang tất trong 3 phút.
- Lưu ý rằng bạn nên dùng tất rẻ, đơn giản, đã dùng nhiều lần.
- Rửa chân lại với nước, sau đó dưỡng ẩm chân bằng dầu dừa.

Dầu tràm trà

Dầu tràm trà từ ngàn đời xưa đã được các thầy lang sử dụng như một loại thuốc quý, có tác dụng sát trùng tự nhiên, làm dịu chứng viêm da và chữa lành vết thương. Đó cũng là lý do khiến dầu tràm trà có thể chữa gót chân bị nứt nẻ.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị một chậu nước ấm và nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào.
- Ngâm chân trong chậu nước, cho đến lúc vết chai sạn trở nên mềm mại hơn.

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, rau củ quả là những yếu tố đầu tiên để điều trị gót chân nứt nẻ. Chỉ khi đó, cơ thể bạn mới khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và hứng khởi để duy trì sự tươi trẻ và sức sống cho làn da của bạn.

voykhoa.com.vn hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ có kiến thức hữu ích để hỗ trợ làm đôi bàn chân trở nên đẹp hơn.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp